Nhà thông minh điều khiển bằng iPad
Vậy đâu là nguyên nhân khiến Smart Home, một thành tựu quan trọng công nghệ, đặc biệt hữu ích lại trở nên khó phổ dụng đến vậy?
Nhà thông minh là nhà gì?
Một ngôi nhà thế nào được gọi là Nhà thông minh? Smart Home là một khái niệm tuy không quá xa lạ với dân công nghệ (IT) nhưng vẫn còn khá lạ tai với đa số người dân nói chung.
Hiểu theo cách đơn giản nhất, Smart Home là ngôi nhà mà ở đó mọi thiết bị liên quan đến điện năng đều được điều khiển trực tiếp bằng bản công tắc cảm ứng hay điều khiển từ xa qua những nút chạm hiển thị trên màn hình smart phone, tablet, máy tính cá nhân (PC, laptop).
Theo nghĩa tương đối đầy đủ Smart Home là ngôi nhà được tích hợp những công nghệ tân tiến về kỹ thuật điện-điện tử-tin học để quản lý và điều khiển các thiết bị điện theo mong muốn của chủ nhà mọi lúc, mọi nơi theo những chương trình được cài đặt theo ngữ cảnh, lịch trình, cảm biến tự động.
Như vậy sự khác biệt với một ngôi nhà bình thường mà ở đó mọi việc quản lý và điều khiển thiết bị điện đều thực hiện bằng cách thủ công cơ học theo nguyên tắc Mở/Tắt (On/Off) thì Smart Home đã tiến lên một đẳng cấp khác về điều khiển, quản lý thiết bị một cách thông minh hơn rất nhiều.
3 trở lực lớn khiến Smart Home chưa phổ biến
Công tắc cảm ứng gắn trên tường có kích thước như công tắc truyền thống
Theo xu thế lẽ ra Smart Home sẽ phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ nhưng hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, ngay cả ở các nước Âu-Mỹ thì Smart Home vẫn chưa được phổ dụng khắp các gia đình. Hầu như người ta chỉ thấy hệ thống Smart Home ở các resort cao cấp hay khách sạn 5 sao hoặc ở các ngôi biệt thự của giới nhà giàu. Có 3 nguyên nhân khiến Smart Home chưa thể phổ biến.
Rào cản tâm lý hàng trăm năm để lại
Từ khi nhân loại phát minh ra điện và đưa điện trở thành ứng dụng sinh hoạt vào mỗi gia đình thì thời gian cũng xấp xỉ 150 năm và ở Việt Nam cũng vào 1 thế kỷ. Trong suốt quãng thời gian rất dài đó cho đến hiện tại việc điều khiển thiết bị điện như đèn điện, máy móc vẫn đơn giản dựa vào công tắc theo kiểu On/Off bất chấp nhân loại đã đi rất xa trên công đường kỹ thuật công nghệ.
Mặc dù việc điều khiển cơ học tồn tại rất nhiều nhược điểm, tạo ra nguy cơ lớn về tai nạn điện, cháy nổ và tổn hao điện năng ngoài ý muốn nhưng do việc sử dụng quá lâu dài tạo ra rào cản tâm lý quá lớn khiến người dân thường có mặc định sử dụng thiết bị Smart Home là không cần thiết dù nhiều người hoàn toàn đủ điều kiện để lắp đặt.
Giá cả chưa bình dân để phổ cập
Trở ngại thứ hai khiến Smart Home chưa phổ cập nằm ở giá thành còn quá cao. Đối với những người yêu thích công nghệ và muốn áp dụng thành tựu công nghệ vào ngôi nhà thì khi tìm hiểu thiết bị Smart Home họ lại nghe nói rằng các thiết bị này rất đắt đỏ.
Điều khiển nhà thông minh từ xa
Trên thực tế điều này cũng không sai vì nhiều hệ thống Smart Home từ Âu-Mỹ nếu lắp trọn bộ cho một căn biệt thự 1 tầng trệt, 1 tầng lầu rộng chừng 300m2 nhiều khi lên đến 1 tỷ đồng. Cái giá này khiến hầu hết những người có ý định dùng Smart Home đều phải e ngại.
Khi tìm hiểu kỹ càng về các sản phẩm Smart Home trên thị trường hiện nay điều ngạc nhiên có những công ty công nghệ của Việt Nam đang làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị Smart Home mà tiêu biểu là 2 công ty như Bkav hay ACIS (TP HCM).
Đặc biệt công ty ACIS, được tạo dựng bởi nhóm cựu sinh viên của đội Robocon Bách Khoa – TPHCM, đã tạo nên một cuộc "cách mạng" về giá cả khi đưa giá thành chỉ bằng 1/4 so với các sản phẩm của nước ngoài, dao động từ 30 – 150 triệu đồng tùy theo gói lắp đặt, từ căn hộ chung cư, nhà phố cho đến biệt thự sân vườn.
Ông Đỗ Nguyễn Thanh Đồng, Giám đốc công ty ACIS, nói điểm cốt lõi giúp ACIS tạo ra giá "không tưởng" là do làm chủ hoàn toàn về công nghệ và sản xuất. Công ty ACIS lắp đặt trực tiếp cho khách hàng chứ không qua trung gian và cũng không mất chi phí tư vấn. Về công nghệ thì sản phẩm của ACIS được bảo hành 5 năm, 1 đổi 1 và "có lẽ trên thế giới cũng không có sản phẩm nào dám làm như chúng tôi".
Giao diện phần mềm quản lý nhà thông minh của ACIS. (Ảnh: ACIS)
E ngại về sự phức tạp khi lắp đặt và sử dụng
Sở dĩ công tắc điện truyền thống khó bị thay thế là vì cách điều khiển đơn giản Bật/Tắt trong khi nghe nói đến Smart Home, hầu như mọi người hình dung đến sự phức tạp khi điều khiển vì liên quan đến công nghệ cao. Đối với các công ty công nghệ đã có bề dày và được công chúng biết đến như Bkav thì họ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng.
Ông Đỗ Nguyễn Thanh Đồng lý giải: "Không chỉ với ACIS mà còn với các công ty Smart Home khác, trở ngại lớn nhất vẫn nằm ở việc làm sao thuyết phục được khách hàng, giúp họ vượt qua được sự e ngại về việc khó khăn khi áp dụng công nghệ Smart Home. Thực ra, thành tựu công nghệ tạo ra không phải để làm khó người dùng mà giúp con người giải phóng được thời gian, tâm sức cho những việc lặt vặt ở nhà".
Lấy ví dụ tiêu biểu, ông Đồng cho hay như khi lắp Smart Home, nhiều khách hàng đều nghĩ phải áp dụng khi xây nhà mới chứ nhà đang hiện hữu phải phá vách, đục tường trong khi thực tế đơn giản chỉ thay công tắc cơ bằng bảng công tắc cảm ứng ACIS, thời gian thi công chỉ mất 1 ngày và khách hàng sử dụng ngay lập tức.
Lắp đặt nhà thông minh rất đơn giản và nhanh chóng. (Ảnh: ACIS)
VietBuild 2015: Cơ hội cho các công ty Smart Home Việt Nam
Nếu như sản phẩm Smart Home của các công ty Âu-Mỹ nằm ở một phân khúc khác với giá cả quá cao khiến thị phần khách hàng của họ bị bó hẹp ở con số rất nhỏ thì cơ hội lại mở ra cho nhiều công ty công nghệ Việt Nam như Lumi, ACIS, Bkav, Asel.
Tại triển lãm quốc tế xây dựng Việt Nam 2015 (VietBuild 2015) tổ chức từ ngày 1 đến 5/9 tại Trung tâm triển lãm SECC (Quận 7 – TP HCM) với hàng trăm doanh nghiệp mà trong đó có lẽ điểm nhấn lớn nhất sẽ nằm ở các công ty công nghệ Smart Home.
Hầu hết các công ty Smart Home đều có niềm tin rằng với sự phát triển và xu hướng công nghệ thì việc sở hữu một ngôi nhà thông minh giờ đang nằm trong tầm tay của mỗi gia đình ở các đô thị Việt Nam.
Nguyên An