Khái niệm nhà thông minh dần dần đã trở nên quen thuộc hơn với người dân Việt Nam, đặc biệt là các dân cư ở những khu đô thị lớn. Bên cạnh những ưu điểm về tính hiện đại, hiệu năng sử dụng, nhiều người vẫn băn khoăn về độ an toàn khi sử dụng mô hình này.
Nhà thông minh là gì?
Nhà thông minh (tiếng Anh là "Smart Home") hoặc hệ thống nhà thông minh là một ngôi nhà/ căn hộ được trang bị hệ thống tự động tiên tiến dành cho điều khiển đèn chiếu sáng, nhiệt độ, truyền thông đa phương tiện, an ninh, rèm cửa, cửa và nhiều tính năng khác nhằm mục đích làm cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, an toàn và góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.
Theo wiseGeek, một ngôi nhà (hoặc căn hộ) được coi là "thông minh" bởi vì hệ thống máy tính của nó có thể theo dõi rất nhiều khía cạnh của cuộc sống thường ngày.
Vậy, nhà thông minh có thể mang lại những tiện ích gì cho người dùng? Sau đây là 5 ưu điểm nổi bật có thể khiến bạn phải dốc hầu bao để sở hữu một căn nhà thông minh:
Trong ngôi nhà thông minh, các cánh cửa đều tự động đóng và mở khi chúng nhận diện được bạn là ông chủ của ngôi nhà.
Nhà thông minh có khả năng tự điều chỉnh độ sáng các bóng đèn điện khi bạn đọc sách, xem ti-vi hay đi ngủ.
Các thiết bị điện tử trong nhà thông minh từ gia dụng đến giải trí được điều khiển dễ dàng thông qua giọng nói hay Smartphone của bạn.
Các ngôi nhà thông minh có thể đưa ra các cảnh báo các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em khi chúng có ý định sử dụng các vật dụng đó.
Tính năng an ninh của nhà thông minh như tự báo động khi có một người cố tình xâm nhập trái phép, tự động khóa trái cửa, báo cảnh sát,… luôn trong trạng thái sẵn sàng.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, rất nhiều tiện ích khác đang được tích hợp dần trong nhà thông minh.
Rào cản nào khiến nhà thông minh chưa phổ biến ở Việt Nam
Dù có rất nhiều tiện ích, nhưng nhà thông minh vẫn chưa thực sự được phổ biến ở Việt Nam bởi các nguyên nhân về tính bảo mật, chi phí đầu tư, cách sử dụng và đặc biệt là tâm lý của người dùng.
Trước hết, nguyên nhân về thói quen, tâm lý sử dụng là rào cản lớn với sự phát triển của nhà thông minh. Từ khi nhân loại phát minh ra điện và đưa điện trở thành ứng dụng sinh hoạt vào mỗi gia đình thì thời gian cũng xấp xỉ 150 năm và ở Việt Nam cũng vào 1 thế kỷ. Trong suốt quãng thời gian rất dài đó cho đến hiện tại việc điều khiển thiết bị điện như đèn điện, máy móc vẫn đơn giản dựa vào công tắc theo kiểu On/Off bất chấp nhân loại đã đi rất xa trên công đường kỹ thuật công nghệ.
Mặc dù việc điều khiển cơ học tồn tại rất nhiều nhược điểm, tạo ra nguy cơ lớn về tai nạn điện, cháy nổ và tổn hao điện năng ngoài ý muốn nhưng do việc sử dụng quá lâu dài tạo ra rào cản tâm lý quá lớn khiến người dân thường có mặc định sử dụng thiết bị nhà thông minh là không cần thiết dù nhiều người hoàn toàn đủ điều kiện để lắp đặt.
Nguyên nhân thứ hai là chi phí để lắp đặt các thiết bị thông minh hay sở hữu ngôi nhà thông minh như mơ ước khá cao. Trên thực tế điều này cũng không sai vì nhiều hệ thống Smart Home từ Âu-Mỹ nếu lắp trọn bộ cho một căn biệt thự 1 tầng trệt, 1 tầng lầu rộng chừng 300m2 nhiều khi lên đến 1 tỷ đồng. Cái giá này khiến hầu hết những người có ý định dùng Smart Home đều phải e ngại.
Tuy nhiên, đối phó với bài toán này, một số doanh nghiệp trong nước điển hình như Lumi hay Bkav đã đưa ra các sản phẩm với mức giá bình dân hơn. Những người đam mê công nghệ và có thu nhập tương đối ổn định hoàn toàn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp.
Rào cản thứ ba khiến nhà thông minh chưa thực sự phổ cập là bởi những phức tạp khi lắp đặt và sử dụng. Nếu một ngôi nhà mới xây dựng và có đầy đủ chi phí để trang bị các thiết bị thông minh ngay từ đầu thì mọi việc dễ dàng hơn. Nhưng một ngôi nhà cũ và chủ muốn cải tiến lại theo hướng phát triển nhà thông minh thì chủ nhà sẽ khá vất vả để tìm ra giải pháp thay thế hệ thống cũ. Tâm lý này cũng khiến người dùng e ngại.
Nguyên nhân cuối cùng, cũng là nguyên nhân quan trọng nhất, đó là việc bảo mật thông tin người dùng khi sử dụng nhà thông minh. Trong vòng kết nối của Internet of Things, các vật dụng trong ngôi nhà thông minh cũng sẽ được đồng bộ hóa dữ liệu và liên kết với các tài khoản cá nhân của chủ nhà. Nếu việc bảo mật thông tin không được tính toán kỹ, chủ nhà hoàn toàn có thể bị lộ các thông tin cá nhân từ các thiết bị tiện ích trong gia đình.
Làm sao để đảm bảo an toàn cho nhà thông minh?
Để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà thông minh, chủ nhà phải thực hiện nhiều giải pháp từ khi chọn mua thiết bị đến lúc sử dụng sản phẩm. 5 cách sau sẽ giúp cho chủ nhà khi sử dụng nhà thông minh vẫn bảo mật được các thông tin cá nhân của mình.
Cách thứ nhất để nhà thông minh an toàn là chọn mua thiết bị từ các hãng uy tín. Các hãng sản xuất thiết bị kết nối cho nhà thông minh nổi tiếng thường cung cấp sản phẩm đi kèm với khả năng bảo mật cao. Họ có chế độ hỗ trợ kỹ thuật tốt cho khách hàng, đồng thời cũng thường xuyên phát hành các bản cập nhật bảo mật cho sản phẩm.
Cách thứ hai để đảm bảo an toàn cho nhà thông minh là thiết lập bảo mật cho router. Bộ định tuyến (router) được xem như là cánh cổng kỹ thuật số cho nhà thông minh và router bảo mật kém có thể sẽ giúp những kẻ tấn công mạng dễ dàng xâm nhập các thiết bị tự động trong nhà.
Cách thứ ba để an toàn thông tin khi dùng nhà thông minh là cập nhật thiết bị. Nhà thông minh hiện vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và bảo mật trong lĩnh vực này vẫn còn là một khó khăn cho nhiều nhà phát triển phần mềm điều khiển nhà tự động. Một nhà phân tích bảo mật của Kaspersky Lab cho biết đã tìm thấy vài lỗ hổng đơn giản trong một sản phẩm lưu trữ cho phép truy xuất vào hệ thống mạng thử nghiệm trong nhà thông minh.
Cách thứ tư để bảo mật thông tin người dùng trong nhà thông minh là đăng ký lên dịch vụ đám mây. Hiện nay, nhiều dịch vụ đám mây được thiết kế để giúp người dùng quản lý các thiết bị tự động cho nhà thông minh. Các dịch vụ này cung cấp chức năng để cấu hình chế độ bảo mật, quyền riêng tư cũng như chi phí liên quan đến quá trình hoạt động của thiết bị. Tuy nhiên, khi sử dụng đám mây thì người dùng nên lưu ý thiết lập mật khẩu cho tài khoản truy xuất dịch vụ phức tạp hơn, đồng thời kích hoạt chế độ xác thực hai bước (two-factor authentication) để tăng tính bảo mật cho tài khoản.
Và cuối cùng, một chi tiết nhỏ để nâng cao tính bảo mật khi dùng nhà thông minh đó là phải ẩn hệ thống mạng. Một số chuyên gia bảo mật đề nghị rằng một trong những cách an toàn để bảo mật cho thiết bị trong nhà thông minh là hãy cấu hình ẩn hệ thống mạng của bạn. Khi đó, người khác sẽ không thể thấy được mạng Wi-Fi bằng phương pháp dò tìm tự động và chỉ có những người được cung cấp tên SSID mới có thể kết nối.
Thông tin liên hệ Nhà thông minh tại Bình Dương
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ ĐIỆN KHA THY
Địa chỉ: SN 819, Đại lộ Bình Dương, Phường Chánh Mỹ, TP. TDM, T. Bình Dương. (Cách thu phí suối giữa 300 mét, đối diện Massage Thượng Hải 1).
Website: Khathy.vn
Email: Khathysmarthome@gmail.com
Điện thoại: 0908.512.712 hoặc 0168.59.49.059 (Anh Dũng) và 0984.335.334 (Chị Diệu)